Dò Luân Nhĩ
Rò luân nhĩ là hiện tượng có một lỗ nhỏ ở vùng trước tai xuất hiện từ khi sinh ra, thường gặp nhiều ở bé gái hơn bé trai. Lỗ rò này có thể xuất hiện ở một bên tai hoặc cả hai bên.
Lỗ rò luân nhĩ có kích thước khoảng bằng đầu cái tăm, thông với bên trong là vùng chân sụn vành tai. Lỗ rò này được lát bởi các tế bào biểu mô có khả năng tiết dịch và có đường đi đa dạng: ngắn hoặc dài, thẳng hoặc ngoằn ngoèo.
Lỗ rò luân nhĩ có kích thước khoảng bằng đầu cái tăm
Nguyên nhân gây ra rò luân nhĩ là do sự khiếm khuyết hay sự hợp nhất không hoàn toàn của cung mang thứ nhất và cung mang thứ hai để tạo ra tai ngoài trong quá trình phôi thai. Quá trình này thường diễn ra vào khoảng tuần lễ thứ 6 đến 12 của thai kỳ.
Khiếm khuyết trong quá trình hình thành tai ngoài gây ra 3 vị trí rò luân nhĩ thường gặp:
- Lỗ rò kinh điển (Preauricular sinus): cách chân trước luân nhĩ 0,5 cm.
- Biến thể (Postauricular sinuses): sau vị trí kinh điển, trên gờ luân nhĩ hoặc gờ đối luân. Được chia thành 2 type, type I có đường rò xuyên sụn tai còn type II thì đường rò dừng lại ở sụn tai.
- Toàn diện: có cả lỗ rò kinh điển và biến thể.
Rò luân nhĩ bình thường không gây ra bất kì triệu chứng nào, nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ lỗ rò có thể bị viêm và xuất hiện một số triệu chứng như:
- Sốt nhẹ hoặc cũng có thể gặp sốt cao khi nhiễm trùng nặng.
- Ngứa, sưng, nóng, đỏ và đau tại lỗ rò.
- Lỗ rò có thể chảy dịch có mùi hôi, có thể có màu mủ trắng đục, xanh, vàng…
Rò luân nhĩ khi bị viêm sẽ gây triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau
Rò luân nhĩ hiếm khi gây ra biến chứng, trong một số trường hợp rò luân nhĩ có thể có một số biến chứng sau:
- Áp xe rò luân nhĩ do lỗ rò phình to gây bội nhiễm, áp xe này có thể lan ra những vị trí khác sau tai.
- Phình to, vỡ lỗ rò và có thể để lại sẹo làm mất thẩm mỹ.
- Ảnh hưởng đến thính giác khi tình trạng viêm nhiễm tại lỗ nặng, lan đến vành tai, ống tai ngoài, có thể làm giảm một phần thính giác do ống tai bị chít hẹp.
Áp xe lỗ rò có thể vỡ và để lại sẹo
Bạn cần đi gặp bác sĩ khi mà có các dấu hiệu của viêm nhiễm như: ngứa, sưng, nóng, đỏ, đau hoặc chảy dịch có thể kèm theo sốt. Ngoài ra, nếu lỗ rò thường xuyên bị viêm nhiễm thì bạn cũng nên gặp bác sĩ để được tư vấn về phẫu thuật cắt lỗ rò.
Rò luân nhĩ là bệnh thuộc chuyên khoa tai mũi họng. Việc chẩn đoán rò luân nhĩ chủ yếu phụ thuộc vào quan sát và kiểm tra các dấu hiệu viêm nhiễm tại lỗ rò. Cẩn thận hơn, bác sĩ sẽ kiểm tra cả khu vực đầu, mặt, cổ để tìm các dấu hiệu bất thường khác, mà thường gặp là:
- Hội chứng Branchio-Oto-Renal: là một vấn đề về di truyền liên quan đến bất thường ở đầu mặt, thính giác và thận.
- Hội chứng Beckwith-Wiedemann: do rối loạn điều hòa tăng trưởng của cơ thể, gây tăng kích thước cơ thể quá mức, lưỡi lớn, bất thường ở tai…
Chẩn đoán rò luân nhĩ chủ yếu dựa vào quan sát
- Kháng sinh: là thuốc điều trị nguyên nhân gây nhiễm trùng, tùy thuộc vào từng đối tượng và tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Giảm đau, kháng viêm: dùng để giảm triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại lỗ rò bị viêm.[3]
Ngoài dùng thuốc, lỗ rò luân nhĩ bị viêm còn phải được vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
Trong các trường hợp lỗ rò luân nhĩ bị viêm nhiễm tái lại nhiều lần, nặng hoặc có hình thành ổ áp xe thì điều trị bằng phẫu thuật sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng. Muốn phẫu thuật thì trước tiên phải điều trị ổn định tình trạng viêm bằng thuốc trước.
Mục đích của phẫu thuật là cắt bỏ toàn bộ đường rò từ lỗ rò đến tận chân sụn vành tai. Thủ thuật tương đối đơn giản mà ít gây đau vì có sử dụng thuốc tê. Sau phẫu thuật nên nằm đầu cao khoảng 1 tuần và tránh để cho vết thương bị bẩn.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ lỗ rò và tai: sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh và không dùng tay bẩn chạm vào lỗ rò.
- Không nắm bóp hoặc chọc vào lỗ rò bằng bất cứ vật gì: vì có thể gây tổn thương niêm mạc, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Hạn chế dùng đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc ngọt: vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng: ăn uống đủ và đa dạng các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bài viết liên quan
15/12/2024
Rối loạn tai trong là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh Rối loạn tai trong là một trong số những nguyên nhân dẫn đến nghe kém và ù tai. Tuy nhiên, các đặc điểm của bệnh lý thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy rối loạn mạch tai trong là gì? Nguyên nhân […]
Đọc thêm
15/12/2024
Viêm tai giữa thanh dịch là gì ? Viêm tai giữa thanh dịch là tình trạng ứ đọng mạn tính dịch nhầy vô khuẩn trong tai giữa. Tai giữa là khoang không khí được bịt kín bằng màng nhĩ và thông với họng qua ống eustachian dẫn qua mũi. Ống eustachian giúp cân bằng áp […]
Đọc thêm
15/12/2024
Nguyên nhân nào gây ra viêm tai giữa mạn Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm tai giữa mạn như: Viêm tai giữa cấp: Là nguyên nhân thường gặp nhất, xảy ra nhiều ở trẻ em. Sau nhiễm trùng hô hấp trên (cảm cúm, viêm mũi họng…), trẻ bị đau nhức trong tai, sốt, rối loạn […]
Đọc thêm
15/12/2024
Viêm tai giữa cấp tính là gì? Là bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột mà nguyên nhân phổ biến do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập ở tai giữa, thường đi cùng với viêm nhiễm ở vùng mũi họng. Tình trạng tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) bị viêm niêm mạc gây […]
Đọc thêm