Vậy rối loạn mạch tai trong là gì? Nguyên nhân và triệu chứng ra sao? Đây là vấn đề băn khoăn của rất nhiều người.
Rối loạn tai trong là gì?
Rối loạn tai trong hay còn được gọi là rối loạn mạch tai trong hoặc rối loạn tuần hoàn tai. Đây chính là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn hoặc thiếu máu, từ đó khiến cho lưu lượng máu đến tai không giữ được mức ổn định.
Mạch máu có tác dụng cung cấp chất lỏng, oxy và năng lượng tới những bộ phận khác nhau trong cơ thể con người để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động bình thường. Do một nguyên nhân nào đó mà lưu lượng máu cung cấp đến tai bất ổn và gây nên chứng rối loạn tai trong.
Rối loạn tai trong là gì?
Tình trạng rối loạn tai này khiến cho các tế bào lông ở tai trong không hoạt động hiệu quả. Từ đó sẽ gây ra các triệu chứng như nghe kém, ù tai, tổn thương dao động màng nhĩ. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị điếc hoàn toàn.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tai trong
Như phần trên đã nói, rối loạn mạch tai trong xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn và khiến cho lượng máu đến tai không được ổn định. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc mạch máu hoặc thiếu máu có thể là do sự thay đổi áp lực về thể tích của nội dịch mê nhĩ và sự tích tụ của nội dịch này không rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến sự tích tụ nội dịch này đó là:
- Có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn tự miễn, bệnh Meniere.
- Người bị chấn thương ở tai hoặc đầu, bị dị ứng.
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị giang mai cũng có thể là yếu tố gây ra chứng rối loạn tai trong.
- Bên cạnh đó, rối loạn tuần hoàn tai trong cũng có thể là do tai bị nhiễm trùng hoặc viêm, tai chứa dị vật, viêm mê đạo, viêm tắc mạch máu, viêm dây thần kinh thính giác…
Triệu chứng của rối loạn mạch tai trong
Khi mắc chứng rối loạn tai trong, bệnh nhân thường bị chóng mặt kéo dài trong 1 đến 6 giờ. Ở một số trường hợp, những cơn chóng mặt có thể kéo dài lên đến 24 giờ, kèm theo đó là các triệu chứng như vã mồ hôi, buồn nôn và nôn, đi đứng loạng choạng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Ù tai: Triệu chứng này thường xuất hiện ở tai bị bệnh. Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra liên tục. Bệnh nhân thường nghe thấy có tiếng vo ve như có côn trùng hoặc tiếng ầm ầm ở trong tai.
- Khả năng thính giác bị suy giảm: Triệu chứng này thường gây ảnh hưởng đến tần số thấp. Đa số các bệnh nhân đều cảm thấy áp lực ở bên tai bị ảnh hưởng.
- Ở giai đoạn đầu của rối loạn tai trong, những triệu chứng chuyển giữa các đợt và thời gian xảy ra của các cơn đau thường gây ra các triệu chứng kéo dài hơn 1 năm. Nếu như tình trạng bệnh lý diễn tiến nặng hơn thì triệu chứng nghe kém vẫn tồn tại và dần sẽ trở nên tồi tệ hơn còn đối với chứng ù tai thì không có sự thay đổi.
Ù tai là triệu chứng điển hình của rối loạn tai trong
Điều trị rối loạn tai trong
Để điều trị rối loạn tai trong, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp như:
- Dùng thuốc chống nôn kháng cholinergic nhằm làm giảm các triệu chứng đối với đường tiêu hóa. Người bệnh có thể sử dụng dòng thuốc kháng histamin như cyclizine, meclizine 50g uống mỗi 6 giờ hoặc các dòng thuốc benzodiazepine nhằm mục đích làm dịu hệ thống tiền đình. Tuy nhiên, thuốc benzodiazepine và thuốc kháng histamin lại không mang đến hiệu quả cao như điều trị dự phòng.
- Thực hiện việc tiêm qua màng nhĩ dexamethasone hoặc sử dụng một đợt corticosteroid để uống trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tai trong cấp tính hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu như hydrochlorothiazide 25mg để ngăn ngừa và làm giảm triệu chứng do chóng mặt gây ra.
- Duy trì chế độ ăn ít muối, tránh sử dụng cà phê và hạn chế uống nhiều bia rượu.
Ngoài ra, khi những phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả cao thì bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật.
Bệnh nhân có thể lựa chọn phẫu thuật rối loạn tai trong
Dùng gentamicin để tiêm qua màng nhĩ nhưng cũng cần phải theo dõi với thính lực đồ để có thể giám sát đối với các trường hợp bị nghe kém. Việc tiêm gentamicin có thể sẽ được lặp lại trong khoảng 4 tuần nếu như bệnh nhân vẫn có triệu chứng chóng mặt nhưng không có nghe kém.
Một lưu ý quan trọng đó là phương pháp phẫu thuật chỉ nên chỉ định đối với những bệnh nhân có các cơn đau cấp ở mức độ nghiêm trọng và không đáp ứng hiệu quả đối với phương thức xâm lấn ít. Bên cạnh đó, ngoài việc bắt buộc phải phẫu thuật loại bỏ dây thần kinh tiền đình nhằm làm giảm cảm giác chóng mặt và bảo quản thính lực thì bệnh nhân cũng cần phẫu thuật để hủy diệt mê nhĩ nếu như bệnh nhân bị điếc sâu.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến chứng rối loạn tai trong. Ngoài các phương pháp điều trị thông thường, bệnh nhân nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để bệnh nhanh chóng có sự biến chuyển rõ rệt nhé.