Hạt Xơ Dây Thanh

HẠT XƠ DÂY THANH: NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Hạt xơ dây thanh: nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào?

Hạt xơ dây thanh là một trong những bệnh thuộc đường tai mũi họng rất thường gặp đối với những người mà công việc thường xuyên phải nói nhiều, nói to, chẳng hạn như ca sĩ, giáo viên, hướng dẫn viên,… Bệnh có thể khiến cho người mắc gặp khó khăn, thậm chí là tức ngực, hụt hơi khi nói.

1. Hạt xơ dây thanh là bệnh gì?

Còn được gọi với tên u xơ thanh quản, bệnh gây ra khi hai bên dây thanh quản xuất hiện các hạt xơ nhỏ. Các hạt này thường mọc đối xứng nhau với kích thước gần bằng nhau.

Như trên đã nói, bệnh thường xuất hiện ở những người mà công việc hay phải nói nhiều, nói to như: người dẫn chương trình, hướng dẫn viên, giáo viên, người bán hàng,…

Ca sĩ là đối tượng dễ gặp phải

Thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới, bệnh được xem là di chứng của việc thanh quản viêm kéo dài mà không được điều trị kịp thời và đúng cách. Cụ thể là khi cổ họng đang đau, sưng, khàn tiếng nhưng vẫn phải nói, không được nghỉ ngơi thì các hạt xơ sẽ xuất hiện.

Điều này khiến cho dây thanh quản không thể khép kín được và rung không đều. Đây chính là lý do dẫn tới khàn tiếng, mất tiếng.

Ngoài nguyên nhân do mắc các bệnh về họng (viêm họng, viêm thanh quản) nhưng không được điều trị dứt điểm, những người bị trào ngược họng – thanh quản, trào ngược dạ dày thực quản hoặc thường xuyên uống bia rượu, sử dụng chất kích thích,… cũng là những đối tượng thường bị mắc.

2. Các triệu chứng thường gặp

Dù không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng những triệu chứng bệnh có thể dẫn tới nhiều bất tiện trong cuộc sống. Đó là:

Hụt hơi, khàn tiếng

Khi khàn tiếng kéo dài, có thể khiến người bệnh xuất hiện hiện tượng ho khan hoặc ho có đờm. Lâu dần, có thể gây mất giọng, hụt hơi mỗi khi nói hoặc nói nhưng âm thanh không thoát ra được.

Viêm thanh quản

Dù viêm thanh quản mạn có thể dẫn tới hạt xơ dây thanh, song ngược lại, nếu mắc bệnh lâu ngày, cũng có thể gặp phải hiện tượng này. Nguyên nhân là vì khi dây thanh tổn thương, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh.

Ung thư thanh quản

Đây là biến chứng nặng nhất song cũng ít gặp nhất với bệnh. Dù vậy, ít gặp không có nghĩa là có thể xem thường.

Sưng đau cổ họng

Khi các hạt này xuất hiện, chúng sẽ gây tác động tới hoạt động nói, nuốt, ăn uống hàng ngày. Nếu chúng càng phát triển mạnh thành các khối u thì sự ảnh hưởng sẽ nghiêm trọng hơn, kéo theo đó, có thể là biến chứng khác ở đường thở hoặc xuất huyết thanh quản.

3. Điều trị hạt xơ dây thanh như thế nào?

Bệnh nên được điều trị sớm và càng sớm thì kết quả mang lại càng cao. Một số phương pháp sau đây thường được ứng dụng trong trị bệnh:

Uống thuốc

Thuốc có thể khắc phục triệu chứng hoặc khiến cho kích thước của các hạt xơ dây thanh giảm đi, từ đó người bệnh sẽ thấy dễ chịu hơn. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

●       Thuốc giảm đau, kháng viêm.

●       Kháng sinh.

Đồng thời, để thuốc phát huy tác dụng và việc điều trị đạt được hiệu quả, người bệnh nên kết hợp cùng:

●       Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

●       Hạn chế việc nói hoặc, để cho cổ họng có thời gian nghỉ ngơi.

●       Tránh rượu bia, nước đá lạnh, đồng thời tránh nguy cơ tiếp xúc với khói thuốc bởi có thể khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

●       Uống nước nhiều để họng được ẩm, dễ chịu.

Thuốc có thể được dùng trong những trường hợp nhẹ

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật nội soi thường được sử dụng trong trường hợp này. Theo đó, phương pháp này sẽ hạn chế sự xâm lấn, ít gây đau đớn mà hiệu quả mang lại cao. Thiết bị được sử dụng thường có công nghệ hiện đại, kích thước nhỏ để hạn chế sự tác động, tổn thương tới mô, niêm mạc thanh quản.

Cùng với phẫu thuật, tương tự như dùng thuốc, việc kiêng nói cũng rất cần thiết cho sự phục hồi của dây thanh. Đồng thời, người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn các phương pháp luyện giọng để thúc đẩy quá trình phục hồi.

4. Hạt xơ dây thanh có phòng ngừa được không?

Bệnh có thể được phòng ngừa thông qua một số lưu ý trong đời sống hàng ngày, không chỉ đối với những người có nguy cơ mắc cao mà với tất cả đối tượng nhằm bảo vệ cổ họng, dây thanh quản, giọng nói của mình. Cụ thể là:

●       Hạn chế các trường hợp phải sử dụng giọng nói quá mức như: thường xuyên la hét, ca hát to, gằn giọng,… Với những trường hợp do đặc thù nghề nghiệp cần nói nhiều, nói thường xuyên, nói to, nên tìm tới sự hỗ trợ từ các thiết bị như loa, micro,… Khi nói, nên thả lỏng vùng cổ.

●       Chú ý bảo vệ, vệ sinh, giữ ấm vùng họng và miệng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, hạn chế mắc bệnh về đường hô hấp bởi chúng có thể gây ra tác động xấu tới họng.

●       Không uống nhiều rượu, bia, sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm hoặc độc hại. Nếu phải làm việc trong những môi trường này, cần sử dụng dụng cụ bảo hộ đầy đủ, đúng chủng loại.

●       Thực hiện ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

●       Sử dụng khẩu trang khi đi đường, khi đến nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với những người đang mắc bệnh về đường hô hấp.

●       Nếu bị mắc các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược họng – thanh quản thì nên điều trị dứt điểm sớm.

Có thể nói, hạt xơ dây thanh có thể xuất  hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nên cần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về bệnh. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như: mệt, hụt hơi, khàn tiếng trong một thời gian dài,… bạn nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng khám và chẩn đoán kịp thời, tránh biến chứng nặng.

Tùy mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phương pháp điều trị hợp lý, hiệu quả.

Bài viết liên quan

Polyp Thanh Quản

Th12

2024

15

Polyp Thanh Quản

15/12/2024

Polyp thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa Hiện nay, polyp thanh quản là tình trạng tương đối phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói người bệnh. Nếu không phát hiện sớm và có phương án điều trị dứt điểm bệnh có thể làm thay đổi giọng hoặc […]

Đọc thêm
U Nang Dây Thanh

Th12

2024

15

U Nang Dây Thanh

15/12/2024

1. Khái niệm u nang thanh quản Cấu tạo bề mặt của dây thanh âm có các nếp gấp phức tạp nhưng nếu lạm dụng giọng nói, giọng hát nhiều sẽ khiến cho các khối u nang dễ dàng hình thành. Đây không phải là bệnh lý phổ biến, nhưng lại có tỷ lệ khá […]

Đọc thêm
Viêm Thanh Quản Mạn Tính

Th12

2024

15

Viêm Thanh Quản Mạn Tính

15/12/2024

Viêm thanh quản mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Viêm thanh quản thường khỏi trong 2 – 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn sẽ trở thành viêm thanh quản mạn tính. Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc thanh quản kéo dài trên 3 […]

Đọc thêm
Viêm Thanh Quản Cấp Tính

Th12

2024

15

Viêm Thanh Quản Cấp Tính

15/12/2024

Viêm thanh quản cấp là gì? Viêm thanh quản là tình trạng sưng viêm, phù nề niêm mạc vùng thanh quản, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng. Viêm thanh quản kéo dài dưới 3 tuần được gọi là viêm thanh quản cấp tính; do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng […]

Đọc thêm