Máy trợ thính là gì? Dùng như thế nào để tốt cho thính giác?
Máy trợ thính là thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Vậy máy trợ thính là gì, sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì khi dùng và bảo quản hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật, rất nhiều phát minh mới được ra đời nhằm hỗ trợ khiếm khuyết trên cơ thể con người. Máy trợ thính là một trong những thiết bị như thế. Hãy cùng tìm hiểu máy trợ thính là gì và công dụng nổi bật của sản phẩm này bạn nhé!
Máy trợ thính là gì?
Hiểu một cách đơn giản, máy trợ thính là sản phẩm hỗ trợ người sử dụng nghe được âm thanh xung quanh rõ hơn. Máy trợ thính được thiết kế với hình dạng bên ngoài tương tự như các loại tai nghe thông thường, điểm khác biệt ở chỗ bên trong là thiết bị điện tử với khả năng khuếch đại âm thanh, từ đó giúp người có khả năng nghe kém, suy giảm thính lực tiếp nhận được âm thanh từ bên ngoài.
Cấu tạo của máy trợ thính gồm 3 bộ phận là micro, bộ phận khuếch đại và loa. Khi hoạt động, âm thanh bên ngoài sẽ được micro thu vào, chuyển sóng âm thành tín hiệu điện đưa đến bộ phận khuếch đại, từ đây âm thanh sẽ được thay đổi cường độ và truyền vào tai thông qua bộ loa. Hiện nay có nhiều sản phẩm khác nhau, bạn cần cân nhắc khi mua máy trợ thính cho người già, trẻ em hoặc tùy thuộc vào độ giảm thính để lựa chọn.
Máy trợ thính không giúp khả năng nghe trở lại hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên đây được xem là một cải tiến khoa học kỹ thuật, giúp cải thiện thính giác, có ý nghĩa đặc biệt với những người bị tổn thương các bộ phận tiếp nhận âm thanh sâu trong tai. Tổn thương này có thể do bệnh lý, tuổi tác, điếc bẩm sinh, điếc do tiếng ồn hoặc hệ lụy của việc sử dụng một số loại thuốc.
Có những kiểu đeo máy trợ thính nào?
Khi hiểu rõ máy trợ thính là gì, bạn cần có sự cân nhắc lựa chọn sản phẩm với tính năng phù hợp. Hiện nay có nhiều loại máy trợ thính với kiểu đeo khác nhau, phù hợp với nhu cầu, tình trạng và phong cách của từng người. Do đó, bạn có thể lựa chọn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra quyết định. Một số kiểu đeo máy trợ thính phổ biến như sau:
Đeo phía sau tai: Máy sẽ gồm một khung nhựa cứng đeo vòng sau tai, nối với một khuôn lắp vừa vào ống tai. Các thiết bị điện tử sẽ nằm trong khung nhựa ở sau tai. Máy dạng này khá thông dụng, phù hợp với mọi lứa tuổi từ nghe kém nhẹ đến điếc nặng.
Đeo bên trong tai: Máy sẽ được thiết kế nằm hoàn toàn trong phần tai ngoài. Tuy nhiên, loại này thường không phù hợp với trẻ nhỏ vì phải thay thường xuyên do kích thước tai tăng dần theo tuổi.
Đeo trong ống tai: Máy loại này được thiết kế vừa với kích thước, hình dạng ống tai. Tuy nhiên, nhược điểm là khiến cho người dùng khó điều chỉnh và tự lấy ra. Loại này không được khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ hoặc những người bị điếc nặng vì kích thước nhỏ làm giới hạn khả năng và công suất của máy.
Dùng máy trợ thính như thế nào để tốt cho thính giác?
Khi dùng máy trợ thính, để phát huy cao nhất tính năng của sản phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn cho thính giác, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Chú ý điều chỉnh âm lượng
Các bác sĩ luôn khuyến cáo người dùng không nên sử dụng loại máy có mức độ khuếch đại âm thanh quá lớn vì dễ gây tổn thương đến tai. Hầu hết máy trợ thính đều được thiết kế có nút điều chỉnh âm thanh riêng nhằm giúp người dùng nghe được rõ hơn, không bị ồn hoặc rè.
Tuy nhiên, âm càng tăng, độ nghe càng rõ nhưng đồng thời cũng gây tiếng ồn lớn. Vì thế, để đảm bảo âm lượng hợp lý, bạn nên chỉnh âm cho phù hợp với khả năng nghe của mình. Nhất là trong môi trường có nhiều âm thanh hỗn tạp, nếu không điều chỉnh mức độ âm lượng phù hợp sẽ gây nhiều áp lực cho tai, khiến khả năng của thính giác giảm sút.
Cần hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của máy
Hầu hết máy trợ thính hiện nay đều xảy ra tình trạng nhiễu của tai nghe với các loại thiết bị điện tử khác, nhất là thiết bị truyền phát âm thanh. Ví dụ như quá trình bức xạ tần số radio của điện thoại di động cũng gây ảnh hưởng đến máy trợ thính. Người dùng sẽ cảm thấy nhiễu âm, khó nghe khi ở trong môi trường có nhiều nguồn âm thanh, nhất là ở những người bị điếc một bên tai.
Các nhà cung cấp thường khuyên người dùng trong trường hợp này nên chỉnh máy ở chế độ gọi điện hoặc giảm âm, giúp hạn chế sự nhiễu bước sóng âm thanh mà máy trợ thính thu được, giúp việc nghe dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu bạn dùng máy trợ thính kỹ thuật số tương thích Bluetooth thì phải tìm hiểu cổng kết nối nhằm tăng tính năng sử dụng cho máy.
Chú ý về pin
Máy trợ thính thường sử dụng pin để tạo năng lượng hoạt động. Trong khi đó, việc sử dụng thường trong thời gian dài. Vì thế, khi không cần thiết phải đeo máy trợ thính, bạn nên rút máy khỏi tai và tắt máy nhằm hạn chế sự tiêu tốn năng lượng pin quá nhiều. Ngoài ra, để kéo dài tuổi thọ pin, bạn nên dùng pin đúng chủng loại, khi hết pin nên thay pin mới.
Chú ý bảo quản máy trợ thính
Trong quá trình sử dụng, bạn luôn phải chú ý luôn giữ máy khô ráo, không bảo quản nơi có nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời chiếu vào. Lưu ý không được làm rơi máy để tránh làm hỏng một số bộ phận, linh kiện bên trong. Riêng trẻ nhỏ nếu bị điếc, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ dùng máy cho phù hợp. Ở độ tuổi dưới 10 tuổi, các bác sĩ vẫn luôn khuyến cáo nên cho trẻ dùng máy đeo sau tai vì dễ bảo quản và có chi phí phù hợp.
Tốt nhất khi đi ngủ, bạn nên tháo máy ra, tuyệt đối không được đeo khi ra ngoài trời mưa hoặc tiếp xúc nước. Nếu máy bị ướt, cách đơn giản nhất để khắc phục là bạn mở nắp pin làm khô hoặc có thể sử dụng máy sấy tóc nhiệt độ nhẹ, thổi từ phía trước máy cách xa khoảng 50cm và sấy từ 5 – 10 phút. Ngoài ra, trong mùa nồm, bạn cũng có thể sử dụng máy hút ẩm hay chất hút ẩm để giữ cho máy luôn khô ráo, đảm bảo chất lượng sử dụng.
QUY TRÌNH ĐO THÍNH LỰC Khi nào chúng ta cần đo thính lực khó khăn trong giao tiếp Bạn cảm thấy ù tai,nghe kém,suy giảm thính lực của tuối già,đột ngột bạn không nghe thấy âm thanh,viêm tai giữa kéo dài(xẹp màng nhĩ)….. Đối với trẻ nhỏ trẻ chậm nói,đo sàng lọc sơ sinh không […]