Polyp Thanh Quản

Polyp thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa

Hiện nay, polyp thanh quản là tình trạng tương đối phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói người bệnh. Nếu không phát hiện sớm và có phương án điều trị dứt điểm bệnh có thể làm thay đổi giọng hoặc gây khàn tiếng kéo dài. Việc nắm được các thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm của polyp dây thanh có thể giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị.

Polyp thanh quản có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng thường gặp nhất là ở những người trưởng thành. Nếu bạn bị ngứa cổ, khản tiếng, cảm giác có vật lạ trong cổ họng, nói chuyện tốn lực… rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo polyp dây thanh quản.

Polyp thanh quản là gì?

Thanh quản là cơ quan nằm ở giữa đáy của lưỡi và khí quản có chứa các dây thanh nên còn được gọi là hộp thanh. Khi thở, các cơ của thanh quản căng đồng thời dây thanh duỗi tạo thành một hình chữ V để không khí đi qua.

Polyp thanh quản (polyp dây thanh quản) là bệnh lý đặc trưng bởi sự hình thành những khối u ở bờ trong hoặc mặt trên của thanh quản. Các khối u này là u lành, có kích thước khoảng bằng thóc, hạt đậu và cấu tạo vi thể đơn giản. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng polyp thanh quản lại gây bất lợi trong giao tiếp với mọi người, ảnh hưởng đến giọng nói, có thể làm người bệnh khàn tiếng, mất giọng.

Tổng quan về bệnh polyp thanh quản
Polyp thanh quản là những khối u ở bờ trong hoặc mặt trên của thanh quản

Nguyên nhân hình thành Polyp dây thanh quản

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng polyp thanh quản gồm:

  • Cảm lạnh hoặc viêm họng cấp, mạn tính kéo dài, không được điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần cũng có thể dẫn đến phát sinh các hạt polyp trong dây thanh quản.
  • Đa số trường hợp polyp dây thanh xuất hiện do phù nề bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: Nói nhiều, nói to, lạm dụng giọng nói, viêm nhiễm cổ họng hoặc do tính chất nghề nghiệp cần nói nhiều (MC, phát thanh viên, ca sĩ, giáo viên, hướng dẫn viên du lịch…).
  • Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia sẽ khiến dây thanh quản cũng như vùng họng bị kích thích, tổn thương quá độ lâu dần hình thành polyp dây thanh quản.
  • Bệnh polyp dây thanh quản cũng có thể do quá sản niêm mạc thanh quản, tổ chức biểu mô hay tổ chức liên kết ở dây thanh quản.
  • Do viêm thanh quản mạn tính.
  • Sự kích thích cơ học, các tác động làm dây thanh căng quá mức có thể khiến các mạch máu nhỏ trên dây thanh bị vỡ gây chảy máu, dẫn đến hậu quả polyp thanh quản xuất hiện.
  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể là nguyên nhân hình thành polyp thanh quản. Việc khí huyết điều tiết không đều khiến dây thanh xuất hiện triệu chứng xuất huyết nhẹ. Lúc này, nếu như các chị em nói lớn, quát tháo hay nói nhiều sẽ khiến dây thanh bị tổn thương và dễ phát sinh polyp.
Tổng quan về bệnh polyp thanh quản 1
Những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ dễ bị Polyp dây thanh quản

Triệu chứng polyp thanh quản

  • Khàn tiếng là triệu chứng polyp thanh quản xuất hiện đầu tiên. Nguyên nhân là do hai dây thanh âm không thể khép kín được, dây thanh rung động không đều dẫn đến hiện tượng người bệnh khi nói bị khàn tiếng.
  • Mức độ khàn tiếng phụ thuộc vào kích thước polyp thanh quản. Polyp càng to thì giọng khàn càng nhiều vì khoảng hở thanh môn mở rộng hơn.
  • Vì khàn tiếng nên người bệnh càng nói càng mất hơi nhiều. Do đó, họ thường sẽ hụt hơi, không nói được lâu và rất mệt.
  • Lúc đầu, khàn tiếng chỉ xảy ra từng đợt nhưng dần dần hiện tượng này xảy ra liên tục. Mức độ nặng hay nhẹ của khàn tiếng cũng tùy thuộc mức độ nhược cơ của dây thanh và hạt xơ dây thanh to hay nhỏ.
  • Với loại polyp có chân, khi nói, lúc đóng – mở thanh môn polyp có thể di động. Điều này khiến người bệnh có cảm giác vướng như có sợi tóc hay vật cản ở họng. Việc khạc nhiều với mong muốn loại bỏ dị vật càng làm cho polyp phù nề, giọng càng khàn.
  • Ngoài khàn tiếng, người bệnh có thể nói mất hơi, ho khan. Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp mất hẳn tiếng và khó thở do polyp thanh quản.

Polyp dây thanh quản có nguy hiểm không?

Là một căn bệnh lành tính, polyp thanh quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có khả năng biến đổi giọng nói của người bệnh. Khối u phát triển nhanh sẽ khiến bệnh nhân khó nói, hụt hơi, khàn tiếng, ảnh hưởng đến giao tiếp, công việc. Nếu không có hướng điều trị khắc phục, polyp thanh quản sẽ gây khàn tiếng mãn tính hoặc đổi giọng. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh, không trở thành ác tính (ung thư thanh quản) nhưng cũng không tự nhiên mà khỏi.

Điều trị polyp thanh quản bằng cách nào?

Khi mắc polyp dây thanh quản, nguyên tắc điều trị như sau:

  • Không can thiệp điều trị khi bệnh chưa xuất hiện triệu chứng mà chỉ tình cờ phát hiện được khi đi khám. Trường hợp này, để đánh giá sự tiến triển của bệnh, người bệnh cần được theo dõi định kỳ. Đồng thời thực hiện một số biện pháp sau: Súc miệng sâu, súc họng bằng các dung dịch súc miệng, nước muối, hạn chế nói nhiều, nói to trong thời gian dài, giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Nếu polyp thanh quản bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nhẹ (hụt hơi, khàn tiếng) nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến người bệnh thì cần tiến hành điều trị nội khoa. Các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng thuốc kháng viêm, chống phù nề, kháng sinh phù hợp.
  • Phẫu thuật cắt bỏ khối polyp là một biện pháp hiện đại được áp dụng nhằm điều trị triệt để trong trường hợp khối u lớn, phát triển nhanh, chèn ép ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói, tâm lý, sức khỏe người bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh

Để phòng ngừa mắc polyp thanh quản, bạn nên thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

  • Khi gió lùa, thời tiết thay đổi trở lạnh đột ngột cần giữ ấm cổ họng.
  • Hạn chế các thức ăn kích thích cổ họng như: Đồ chua, cay, nóng, đồ lạnh.
  • Đeo khẩu trang đúng cách để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh đường hô hấp.
  • Không lạm dụng giọng nói, la hét, nói to, nói nhiều trong thời gian dài.
  • Thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng, nhất là sau khi tiếp xúc nhiều với bụi bẩn.
  • Tăng cường sức đề kháng cho bản thân bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Tổng quan về bệnh polyp thanh quản 2
Không lạm dụng giọng nói, la hét để phòng ngừa polyp thanh quản

Polyp dây thanh quản là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn phải điều trị. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe là không thể tránh khỏi nên bạn không thể chủ quan. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ bản thân bị mắc polyp thanh quản, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

Bài viết liên quan

U Nang Dây Thanh

Th12

2024

15

U Nang Dây Thanh

15/12/2024

1. Khái niệm u nang thanh quản Cấu tạo bề mặt của dây thanh âm có các nếp gấp phức tạp nhưng nếu lạm dụng giọng nói, giọng hát nhiều sẽ khiến cho các khối u nang dễ dàng hình thành. Đây không phải là bệnh lý phổ biến, nhưng lại có tỷ lệ khá […]

Đọc thêm
Hạt Xơ Dây Thanh

Th12

2024

15

Hạt Xơ Dây Thanh

15/12/2024

HẠT XƠ DÂY THANH: NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO? Hạt xơ dây thanh: nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào? Hạt xơ dây thanh là một trong những bệnh thuộc đường tai mũi họng rất thường gặp đối với những người mà công việc thường xuyên phải […]

Đọc thêm
Viêm Thanh Quản Mạn Tính

Th12

2024

15

Viêm Thanh Quản Mạn Tính

15/12/2024

Viêm thanh quản mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Viêm thanh quản thường khỏi trong 2 – 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn sẽ trở thành viêm thanh quản mạn tính. Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc thanh quản kéo dài trên 3 […]

Đọc thêm
Viêm Thanh Quản Cấp Tính

Th12

2024

15

Viêm Thanh Quản Cấp Tính

15/12/2024

Viêm thanh quản cấp là gì? Viêm thanh quản là tình trạng sưng viêm, phù nề niêm mạc vùng thanh quản, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng. Viêm thanh quản kéo dài dưới 3 tuần được gọi là viêm thanh quản cấp tính; do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng […]

Đọc thêm