Ung thư thanh quản là một trong các bệnh lý ung thư vòm mũi họng. Ung thư thanh quản giai đoạn đầu không có những triệu chứng rõ ràng, do vậy bệnh nhân thường bỏ qua, dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác.
Ung thư thanh quản là bệnh mà các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong mô thanh quản, chiếm 2% trong các căn bệnh ung thư ở nước ta. Bệnh này chủ yếu thường gặp ở nam giới, chiếm trên 90%; ở độ tuổi 50 – 70 chiếm 72%, từ 40 – 50 tuổi chiếm 12%. Song hiện nay độ tuổi mắc bệnh ngày càng được trẻ hóa và phụ nữ cũng mắc bệnh ung thư thanh quản nhiều hơn.
Thống kê cũng nêu cụ thể, trong số tất cả các bệnh ung thư mà con người thường mắc phải thì ung thư thanh quản chiếm tỷ lệ khoảng 2%. Chỉ tính riêng trong phạm vi các bệnh về tai – mũi – họng, tại Việt Nam ung thư thanh quản xếp thứ 4 chỉ đứng sau ung thư vòm họng , xoang mũi và ung thư vùng hạ họng.
Ung thư thanh quản là bệnh mà các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong mô thanh quản, chiếm 2% trong các căn bệnh ung thư ở nước ta. Bệnh này chủ yếu thường gặp ở nam giới, chiếm trên 90%; ở độ tuổi 50 – 70 chiếm 72%, từ 40 – 50 tuổi chiếm 12%. Song hiện nay độ tuổi mắc bệnh ngày càng được trẻ hóa và phụ nữ cũng mắc bệnh ung thư thanh quản nhiều hơn.
Thống kê cũng nêu cụ thể, trong số tất cả các bệnh ung thư mà con người thường mắc phải thì ung thư thanh quản chiếm tỷ lệ khoảng 2%. Chỉ tính riêng trong phạm vi các bệnh về tai – mũi – họng, tại Việt Nam ung thư thanh quản xếp thứ 4 chỉ đứng sau ung thư vòm họng , xoang mũi và ung thư vùng hạ họng.
Ung thư thanh quản có những giai đoạn:
Giai đoạn 0: Ở giai đoạn này thì các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy tại thanh quản và chưa lây sang các bộ phận khác. Nếu phát hiện ở giai đoạn này bệnh có thể điều trị thành công, nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì chúng sẽ phát triển thành ung thư và lan rộng sang các mô bình thường.
Giai đoạn 1: Lúc này khối u đã hình thành và cũng chỉ mới ở thanh quản chưa lây sang các cơ quan khác. Khối u ở vùng của thượng thanh môn, hoặc thanh môn, hạ thanh môn và dây thanh quản thường vẫn đi động bình thường.
Giai đoạn 2: Khối u vẫn chỉ ở thanh quản nhưng đã có sự thay đổi ở các vị trí của khối u, lúc này dây thanh có thể không di động được nữa.
Giai đoạn 3: Lúc này khối u đã lan rộng ngoài thanh quản.
- Thượng thanh môn: Ở giai đoạn này thì khối u ở thanh quản hoặc ở mô kế thanh quản, hai dây thanh di động không bình thường, khối u lúc này có thể lan vào hạch bạch huyết ở cùng bên cổ từ chỗ xuất phát u và hạch lớn hơn 3cm.
- Thanh môn: Khối u chỉ ở thanh quản và hai dây thanh không di động bình thường. Khối u có thể lan vào hạch ở cùng bên cổ với khối u xuất phát và hạch có kích thước nhỏ hơn 3cm.
- Hạ thanh môn: Lúc này khối u chỉ thấy ở thanh quản, 2 dây thanh không di động bình thường, khối u có thể lan sang hạch bạch huyết ở cùng bên cổ với chỗ phát khối u và hạch có kích thước nhỏ hơn 3.
Giai đoạn 4: lúc này các khối u đã bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan khác, xuất hiện hạch lan rộng và với kích thước to hơn.
Khi phát hiện ung thư thanh quản, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể. Một số phương pháp có thể sử dụng là:
– Phẫu thuật: ở giai đoạn sớm các bác sĩ có thể sử dụng phẫu thuật cắt dây thanh, vẫn có thể bảo tồn giọng nói. Khi đến giai đoạn muộn, phải cắt thanh quản bán phần, hoặc cắt thanh quản toàn phần, kèm theo phẫu thuật nạo vét hạch cổ.
– Xạ trị và hóa trị bổ trợ: sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được tia xạ hậu phẫu và điều trị hoá chất phối hợp, kèm theo nâng cao thể trạng và tình trạng miễn dịch chung.
Nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư thanh quản không còn cảm giác ngon miệng, sau miệng và thay đổi vị giác và khứu giác. Do đó lựa chọn thức ăn rất quan trọng. Dinh dưỡng tốt đảm bảo đủ năng lượng và protein giúp bệnh nhân không bị gầy sút cân, phục hồi sức khoẻ và hàn gắn vết thương. ăn uống khó khăn có thể do khô miệng do tia xạ, do đó bệnh nhân muốn ăn đồ lỏng, ẩm với nước sốt, cháo, súp và sữa sẽ dễ nuốt hơn. Các y tá và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn thức ăn phù hợp.
Sau phẫu thuật hoặc xạ trị, một số bệnh nhân được đặt sông dạ dày. Hầu hết các bệnh nhân đều có thể quay trở lại chế độ ăn bình thường. Các y tá sẽ giúp đỡ bệnh nhân học nuốt trở lại. Một số bệnh nhân thấy nuốt chất lỏng dễ hơn, một số khác thì ngược lại, do đó bản thân bệnh nhân sẽ tìm được cách ăn phù hợp cho chính mình.
Nếu được phát hiện triệu chứng ung thư thanh quản sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là 80%, nhưng đa phần các trường hợp chủ quan và thiếu hiểu biết nên bệnh đã tiến triển ở giai đoạn muộn. Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết ung thư thanh quản bạn cần biết để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhất nếu chẳng may mắc phải.
1. Khàn tiếng
Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo: Nếu chứng khản tiếng kéo dài trên 3 tuần, đặc biệt ở độ tuổi >40 cần được xét nghiệm, thăm khám kịp thời. Đây là triệu chứng ung thư thanh quản sớm, thường gặp và đôi khi là duy nhất ở nhiều bệnh nhân.
2. Ho
Ho là biểu biểu hiện của nhiều bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan,… nhưng cũng là dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh ung thư thanh quản nên cẩn trọng. Khi mắc bệnh này, chứng ho kín đáo hơn và mang tính chất kích thích, đôi khi có từng cơn ho kiểu co thắt.
Ở giai đoạn muộn bệnh nhân còn thấy nuốt khó, sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho sặc sụa.3. Khó thở
Biểu hiện khó thở có thể xuất hiện sớm hoặc cùng lúc với khàn tiếng. Kích thước khối u ngày càng tăng thì khẩu kính của thanh môn ngày càng hẹp. Lúc đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức (lên cầu thang, mang vật nặng…), nhưng về sau chúng biểu hiện rõ rệt và thường xuyên hơn.
4. Khó nuốt
Thường xuất hiện sau chứng khàn tiếng và khó thở, lúc này khối u đã lan ra vùng hầu họng kèm theo dấu hiệu đau tai. Bệnh nhân ở giai đoạn này không ăn cơm được, chỉ ăn cháo hoặc uống sữa, thậm chí phải đặt ống sonde dạ dày để bơm thức ăn.
5. Sút cân
Sút cân không rõ nguyên nhân kèm theo những bất thường nói trên là bằng chứng rõ ràng cho bệnh ung thư thanh quản. Do đó, bạn cần lưu ý thăm khám kịp thời để xác định tình trạng và có phương án đối phó phù hợp.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết ung thư thanh quản mà mọi người nên cảnh giác với các triệu chứng này khi gặp.