Viêm họng hạt
Nguyên nhân của bệnh viêm họng hạt
Viêm họng hạt trở thành bệnh lý đường hô hấp phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là những đối tượng có cơ địa yếu.
Viêm họng hạt được xác định là tình trạng viêm họng mạn tính, quá phát của bệnh viêm họng khiến vùng họng bị viêm nhiễm kéo dài, các mô lympho ở thành sau họng phải làm việc liên tục trong thời gian dài và phình to ra thành các hạt. Kích thước các hạt sẽ bằng đầu đinh ghim đến hạt đậu.
Khi thời tiết trở lạnh, viêm họng hạt có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có giải pháp điều trị bệnh riêng.
Viêm họng hạt mạn tính sẽ do nguyên nhân: Viêm mũi xoang lâu ngày, làm dịch chảy từ các xoang xuống thành sau họng khiến niêm mạc họng bị lớp chất nhầy bao phủ, không thực hiện được chức năng làm sạch. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng, gây viêm và bắt đầu xuất hiện các hạt ở thanh sau họng.
Bên cạnh đó, dù được điều trị bằng cách phẫu thuật thì bệnh nhân viêm họng hạt vẫn có nguy cơ bị viêm họng hạt tái phát nhiều hơn do các lympho ở thành sau họng sẽ phát triển mạnh để bù đắp vào phần mô đã bị cắt bỏ.
Rất dễ mắc viêm họng hạt khi thời tiết chuyển lạnh
Tình trạng mắc bệnh viêm họng hạt còn do các yếu tố nguy cơ tác động như:
- Tác nhân gây tái phát và tiến triển bệnh nhanh chóng
- Thói quen chủ quan của người bệnh khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính, không sớm thực hiện các phương pháp điều trị.
- Niêm mạc hầu họng bị suy yếu nghiêm trọng, viêm nhiễm và tổn thương
- Thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường ô nhiễm, khí bụi, khói thuốc…
- Có thói quen sử dụng nước đá hàng ngày
- Liên tục sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, sai chỉ dẫn của bác sĩ.
- Sức khỏe suy nhược, khả năng đề kháng chống lại bệnh tật kém.
- Làm căng mao mạch dẫn đến bị vỡ bởi thói quen khạc nhổ thường xuyên.
Phân loại viêm họng hạt
Nếu tình trạng viêm họng thông thường kéo dài và không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm họng hạt.
Sự tấn công của vi khuẩn, vi rút gây tình trạng viêm nhiễm kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần của niêm mạc vùng hầu họng và amidan sẽ làm bùng phát viêm họng hạt. Khi bị bệnh, các tế bào lympho sẽ phải làm việc với cường độ cao gây viêm và phình to ra hình thành nên các hạt nhỏ có kích thước khác nhau.
Tình trạng viêm họng hạt hiện nay trở nên phổ biến đối với mọi lứa tuổi, giới tính, nhất là những người có sức đề kháng yếu, cơ thể thường xuyên suy nhược.
Viêm họng hạt được phân chia thành 2 loại:
Viêm họng hạt cấp tính là thời điểm mới nhiễm bệnh, không gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng nên nhiều người thường chủ quan, tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà.
Vì lý do này vô tình khiến bệnh diễn biến nặng hơn, khó kiểm soát và điều trị nên khi phát hiện dấu hiệu cần kịp thời thăm khám và điều trị để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng hạt cấp tính lâu ngày không khỏi, không điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ dẫn đến mạn tính, 3 tuần là khoảng thời gian bệnh chuyển biến, giai đoạn này sẽ nguy hiểm, khó điều trị dứt điểm, rất dễ tái phát ngay cả khi thời tiết không giao mùa hay chuyển lạnh.
Viêm họng hạt phổ biến đối với mọi lứa tuổi, giới tính
Vì sao bệnh viêm họng hạt dễ tái phát?
Rất khó khăn trong việc điều trị dứt điểm viêm họng hạt mạn tính bằng việc đốt các hạt nhờ hóa chất hay đốt điện bởi mỗi lần đốt chỉ triệt tiêu được một số hạt to và vô tình lại kích thích vùng niêm mạc xung quanh đó làm cho các hạt nằm trên vùng niêm mạc phát triển nhanh hơn.
Nếu không chữa trị hiện tượng viêm nhiễm mà chỉ đốt hạt đơn thuần thì rất khó để khỏi bệnh hoàn toàn, gây tái phát và nhiều khi còn nặng hơn.
Không điều trị dứt điểm viêm họng hạt cấp tính sẽ rất dễ chuyển sang viêm họng hạt mạn tính kéo dài và dễ tái phát.
Các lý do dẫn tới việc tái phát viêm họng hạt nhiều lần sẽ gồm:
- Niêm mạc họng yếu, dễ bị tổn thương
- Tiếp xúc với không khí ô nhiễm, thuốc lá, khói bụi, nước đá…
- Lạm dụng kháng sinh điều trị dẫn đến nhờn thuốc
- Sử dụng kháng sinh không đúng cách (Kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị khi nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, không có tác dụng với virus, nấm…)
- Người bệnh chủ quan với các biểu hiện nhẹ, bệnh trở nặng mới lo điều trị khiến thời gian điều trị kéo dài
- Sức đề kháng yếu: Viêm họng hạt mạn tính kéo dài khiến hệ miễn dịch kém, virus, vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh
- Các mao mạch họng bị căng lên, rách vỡ và tổn thương niêm mạc họng do thói quen khạc, nhổ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm lấn tấn công
Dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt
Giống như viêm họng, khi thời tiết thay đổi viêm họng hạt cũng có xu hướng xảy ra nhiều hơn. Viêm họng hạt có thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày.
Viêm họng hạt có các triệu chứng như sau:
- Đau họng, khó nuốt thức ăn: người bệnh sẽ có cảm giác đau khi thức ăn đi qua họng xuống dạ dày do niêm mạc họng bị tổn thương
- Ngứa họng, vướng họng: người bệnh cảm thấy ngứa, vướng nơi cổ họng, đặc biệt khi nuốt do các hạt sưng to trong họng
- Ho: Do các ổ viêm nhiễm tiết ra khiến họng bị kích thích làm khởi phát các cơn ho khan, ho có đờm.
- Sốt cao: Khi cơ thể đang tăng cường hoạt động để chống đỡ các cuộc tấn công của tác nhân gây bệnh sẽ bị sốt như dấu hiệu của hệ thống miễn dịch.
Đau họng, ho, ngứa họng, vướng họng, sốt cao là những dấu hiệu viêm họng hạt
Biến chứng của viêm họng hạt
Biến chứng của viêm họng hạt không nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh thường xuyên tái phát, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người mắc.
Có thể kể đến các biến chứng viêm họng hạt thường gặp như:
- Xuất hiện tình trạng viêm nhiễm tại hầu họng, áp xe, hay sưng amidan.
- Hình thành bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp như: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản…
- Tình trạng viêm họng tái phát nhiều lần, liên tục có thể dẫn đến triệu chứng ho ra máu rất nguy hiểm
- Bệnh kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, hình thành các bệnh như viêm khớp, viêm cầu thận…
Điều trị dứt điểm viêm họng hạt
Cần loại bỏ tình trạng viêm nhiễm và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hay vi nấm gây ra để điều trị viêm họng hạt mạn tính đạt được hiệu quả cao. Khi điều trị tiêu diệt mầm bệnh cần tiến hành nuôi cấy, phân lập vi khuẩn hoặc vi nấm và làm kháng sinh đồ để lựa chọn loại kháng sinh thích hợp.
Đồng thời phải thăm khám khu vực mũi, xoang xem có bị viêm nhiễm hay không và phải kết hợp điều trị bổ sung nếu bị viêm nhiễm thì mới có hy vọng điều trị viêm họng hạt đạt kết quả hiệu quả được.
Một số phương pháp điều trị viêm họng hạt khác bao gồm:
- Súc miệng nước muối giúp giảm đau cổ họng và tránh nhiễm trùng.
- Uống nhiều nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn sốt, khơi thông cổ họng
- Uống nước mật ong giúp cung cấp cho cơ thể vitamin, tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, bảo vệ cổ họng.
- Tỏi có chứa allicin – một kháng sinh rất mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus, người bị viêm họng hạt có thể ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5-10 hoặc giã nát tỏi, thêm một chút nước và mật ong, đun sôi để tạo thành hỗn hợp sánh mịn có thể điều trị bệnh hiệu quả.
Vệ sinh đường hô hấp trên hằng ngày để điều trị và phòng ngừa viêm họng hạt
Phòng ngừa viêm họng hạt tái phát bằng cách nào?
Bệnh viêm họng hạt có thể được phòng ngừa bằng cách:
- Vệ sinh đường hô hấp trên hằng ngày như: Vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
- Điều trị dứt điểm bệnh viêm họng ban đầu, khi chưa quá nặng, không để bệnh trở thành mạn tính.
- Tránh hít phải khí độc hại trong hầm lò, nhà máy, hóa chất. Khi đi ngoài đường, nơi khói bụi, ô nhiễm phải đeo khẩu trang
- Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Giữ ấm cổ và cơ thể, hạn chế ăn kem, uống nước đá lạnh, bia rượu…
- Nâng cao sức đề khàng cho cơ thể bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất, tập thể dục hàng ngày
- Cần thăm khám bác sĩ khi phát hiện dấu hiệu bệnh viêm họng hạt để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và chỉ định điều trị phù hợp, tránh tự ý dùng thuốc hoặc điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh dai dẳng, khó chữa dứt điểm
Thực phẩm cần kiêng khi bị viêm họng hạt
Cần tránh những loại thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị cay như ớt khi bị viêm họng hạt. Người bệnh cũng cần kiêng một số loại thực phẩm sau trong quá trình điều trị và cả sau điều trị đối với viêm họng hạt mạn tính:
- Thực phẩm cay nóng: bệnh nhân cần tránh những loại thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị cay như tiêu, ớt… khi bị viêm họng hạt, để tránh làm cho hiện tượng sưng đau tăng lên
- Kiêng đồ ăn chiên, nướng: đờm có thể tiết ra nhiều hơn nếu ăn thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, đồ chiên nướng thường cứng và có nhiều góc cạnh, dễ gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến triệu chứng bệnh ngày càng tăng nặng
- Thực phẩm khô cứng: Khi ăn bánh kẹo cứng, các loại hạt khô có thể khiến cảm giác đau họng gia tăng khi tiêu thụ quá nhiều
- Đồ uống lạnh: cổ họng sưng tấy, triệu chứng viêm họng hạt sẽ nặng thêm nếu ăn đồ uống, kem, chè lạnh
- Tránh xa rượu bia, các chất kích thích và nước ngọt có ga: Thời gian khỏi bệnh kéo dài hơn khiến họng đau rát, khó chịu khi sử dụng những chất kích thích (như cafein) vì chúng khi đi vào cơ thể thường khiến hệ miễn dịch suy yếu
- Thực phẩm quá ngọt: Gây tăng tiết dịch tiết nhờn, làm cho cổ họng luôn có đờm và bệnh lâu khỏi.
Cần thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu mắc bệnh viêm họng hạt để xác định kịp thời nguyên nhân gây bệnh và được chỉ định điều trị phù hợp, không nên tự ý dùng thuốc và điều trị tại nhà sẽ khiến bệnh dai dẳng, khó chữa dứt điểm.
Bài viết liên quan
14/12/2024
Viêm amidan cấp và mạn tính 1. ĐỊNH NGHĨA Viêm amiđan cấp tính là viêm sung huyết và xuất tiết của amiđan khẩu cái,thường gặp ở trẻ ở lứa tuổi học đường 5-15 tuổi, do vi khuẩn hoặc virus gây nên,thường thấy ở thời kỳ đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm vì vậy có người […]
Đọc thêm
19/11/2024
Bệnh viêm họng cấp là hiện tượng nhiễm trùng, viêm lớp niêm mạc ở cổ họng. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Điểm đặc trưng của bệnh là tình trạng ho, đau họng, sốt cao, khó nuốt xuất hiện một cách đột ngột. Bệnh thường gặp trong những ngày thời […]
Đọc thêm