Viêm thanh quản mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm thanh quản thường khỏi trong 2 – 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn sẽ trở thành viêm thanh quản mạn tính. Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc thanh quản kéo dài trên 3 tuần với triệu chứng chủ yếu là thay đổi giọng nói: trầm, khàn hoặc mất giọng.
Mặc dù viêm thanh quản là bệnh thường gặp nhưng người bệnh không được chủ quan đặc biệt là viêm thanh quản mạn tính. Bệnh thường diễn ra từ từ, không đột ngột với dấu hiệu đặc trưng là khàn tiếng làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
So với viêm thanh quản cấp thì bệnh ít nguy hiểm hơn nhưng không dễ điều trị.
Bệnh nhân cần đi khám sớm để loại trừ ung thư thanh quản vì giai đoạn đầu có triệu chứng khàn tiếng kéo dài giống như viêm thanh quản mạn tính.
Viêm quanh quản mạn tính là gì?
Tình trạng viêm các dây thanh âm và niêm mạc thanh quản trong thời gian dài ( hoặc tái đi tái lại nhiều lần) do hoạt động quá mức, do bị kích ứng hoặc nhiễm trùng có thể gây ra bệnh viêm thanh quản mạn tính. Cách chữa viêm thanh quản mạn tính, ngoài nghỉ ngơi, hạn chế nói, bạn có thể sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng khác.
Quá trình viêm mạn tính có thể dẫn tới quá sản (sự phát triển quá mức của biểu mô) hoặc teo niêm mạc thanh quản. Viêm thanh quản mạn tính không được điều trị cũng có thể nhiễm trùng lan rộng sang các bộ phận khác, dẫn tới viêm phổi, viêm phế quản hoặc tiến triển gây ung thư thanh quản và ung thư vòm họng.
Do đó, khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm thanh quản mạn tính, bạn hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm, để lâu sẽ ảnh hưởng tới giọng nói và rất khó điều
Viêm thanh quản mạn tính cần nhiều thời gian để phục hồi, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe người bệnh,… Để đơn giản hóa việc điều trị, người bệnh cần đi khám Tai Mũi Họng ngay khi có triệu chứng ban đầu.
Nguyên nhân viêm thanh quản mạn tính
Viêm thanh quản mạn tính thường gặp ở người lớn, ít gặp ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên viêm thanh quản mạn tính không đặc hiệu như:
Do sử dụng giọng quá sức, nói to, nói nhiều, gắng sức, cố nói khi đang viêm thanh quản cấp… ở những nghề như giáo viên, bán hàng, ca sĩ…
Do bệnh lý viêm nhiễm mạn tính của đường hô hấp như: viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…
Làm việc trong môi trường hít phải khí độc như hút thuốc lá, thuốc lào, hoá chất…
Các bệnh toàn thân: bệnh gout, bệnh gan, béo phì…
Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Viêm thanh quản mạn tính đặc hiệu là những viêm nhiễm mạn do vi khuẩn lao hoặc giang mai hoặc một số trường hợp do nấm gây ra.
Triệu chứng viêm thanh quản mạn tính
Viêm thanh quản mạn tính gây ảnh hưởng lớn nhất là thay đổi giọng nói, gây khó khăn trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là người cần phải nói nhiều.
Viêm thanh quản mạn có thể tăng nguy cơ xuất hiện các khối u thực thể ở thanh quản như: hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, polyp dây thanh và nguy hiểm nhất là ung thư thanh quản…
Triệu chứng chủ yếu của viêm thanh quản là thay đổi giọng nói (trầm, khàn hoặc mất giọng). Bệnh kéo dài hàng tuần đến hàng tháng với triệu chứng:
Khàn tiếng, mức độ nặng có thể mất tiếng ho khan, nói mệt vì gắng sức.
Cảm giác vướng mắc, khó chịu trong họng, buộc phải đằng hắng luôn.
Toàn thân bình thường, không sốt, ăn ngủ tốt, không khó thở.
Bị khàn tiếng hoặc mất giọng thường do viêm thanh quản cấp. Thanh quản từ trạng thái bị kích thích, nhiễm trùng dẫn đến sưng nề ảnh hưởng đến độ rung của dây thanh âm nhiều hoặc ít, ít sẽ gây khàn tiếng, nhiều sẽ mất giọng.
Nguyên tắc điều trị viêm thanh quản mạn tính
Nhìn chung, viêm thanh quản mạn tính thường không dễ điều trị, điều trị lâu dài và gặp nhiều khó khăn do đó đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn từ phía người bệnh. Chính vì vậy, cần phải điều trị triệt để khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Hạn chế sử dụng giọng nói quá sức, nói to, nói nhiều khi điều trị bệnh.
Phải loại bỏ các yếu tố có hại như thuốc lá, rượu bia. Thực hiện chế độ bảo hộ lao động tốt nơi làm việc có khí nóng bụi hóa chất, hơi độc…
Dùng từng liều ngắn corticosteroid, khí dung dung dịch có muối, thuốc long đờm…
Điều trị các ổ viêm mũi họng, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh toàn thân khác. Phải giải quyết những vẹo lệch vách ngăn nếu có, loại bỏ những viêm nhiễm cục bộ tại thanh quản bằng kháng sinh…
Liệu pháp luyện giọng: hạn chế nói, nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định chuyển nghề.
Phẫu thuật khi điều trị nội khoa không hiệu quả, viêm thanh quản có polyp, nang hoặc hạt xơ dây thanh, đặc biệt một số trường hợp cần bóc mảng nấm hoặc bạch sản dây thanh hay u dây thanh gửi giải phẫu bệnh.
Trong trường hợp viêm thanh quản mạn tính đặc hiệu do lao hoặc giang mai thì kế hoạch điều trị viêm thanh quản sẽ kết hợp với điều trị lao phổi và giang mai.
Tóm lại, viêm thanh quản mạn tính thường rất khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Người bệnh nên học cách sống chung hòa bình với bệnh bằng cách áp dụng chặt chẽ những biện pháp dự phòng và phương pháp điều trị đúng đắn để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Polyp thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa Hiện nay, polyp thanh quản là tình trạng tương đối phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói người bệnh. Nếu không phát hiện sớm và có phương án điều trị dứt điểm bệnh có thể làm thay đổi giọng hoặc […]
1. Khái niệm u nang thanh quản Cấu tạo bề mặt của dây thanh âm có các nếp gấp phức tạp nhưng nếu lạm dụng giọng nói, giọng hát nhiều sẽ khiến cho các khối u nang dễ dàng hình thành. Đây không phải là bệnh lý phổ biến, nhưng lại có tỷ lệ khá […]
HẠT XƠ DÂY THANH: NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO? Hạt xơ dây thanh: nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào? Hạt xơ dây thanh là một trong những bệnh thuộc đường tai mũi họng rất thường gặp đối với những người mà công việc thường xuyên phải […]
Viêm thanh quản cấp là gì? Viêm thanh quản là tình trạng sưng viêm, phù nề niêm mạc vùng thanh quản, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng. Viêm thanh quản kéo dài dưới 3 tuần được gọi là viêm thanh quản cấp tính; do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng […]